Phản ứng Chuyến_thăm_Đài_Loan_năm_2022_của_Nancy_Pelosi

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã lên án mạnh mẽ chuyến thăm, và gọi chuyến thăm này là một "hành động khiêu khích" của Mỹ, "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc".[30][49] Trong một cuộc điện đàm qua điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Bidenlãnh đạo CHNDTH Tập Cận Bình vào tuần trước đó,[50] chính phủ CHNDTH cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ đang "chơi đùa với lửa" nếu Biden cho phép Pelosi đến thăm Trung Hoa Dân Quốc.[23][51] Đặc biệt, ngày 2 tháng 8, Đại sứ CHNDTH tại Liên Hợp Quốc, Trương Quân, cho rằng chuyến thăm như vậy là hành động khiêu khích và sẽ làm suy yếu quan hệ Trung–Mỹ.[52] Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh Nicholas Burns đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập, để phản đối chuyến thăm của bà Pelosi.[53]

Những nơi Trung Quốc đã tiến hành tập trận quân sự và hoạt động huấn luyện

Để đáp trả việc Pelosi hạ cánh ở Đài Bắc, đêm 2 tháng 8, Chiến khu Đông Bộ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận hải quân và không quân chung tại các khu vực phía bắc, tây nam và đông nam Đài Loan; bắn pháo đạn thật tầm xa ở eo biển Đài Loan; và các vụ phóng thử tên lửa với đầu đạn quy ước (thông thường) ở vùng biển phía đông Đài Loan.[54][7][55] Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa tin rằng có 21 máy bay của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân (mười máy bay chiến đấu J-16, tám máy bay chiến đấu J-11, một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500, một máy bay tác chiến điện tử Y-9 và một máy bay tình báo tín hiệu điện tử Y-8) đã bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào ngày 2 tháng 8.[56] Vào ngày hôm sau, Bộ đưa tin có 27 máy bay của Quân đội Trung Quốc đã bay vào ADIZ của nước này, trong đó có 22 máy bay đã bay vào ADIZ bằng cách đi qua đường trung tuyến chia đôi Eo biển Đài Loan (sáu máy bay chiến đấu J-11, và 16 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30) và thêm năm máy bay chiến đấu J-16 đã bay vào phần phía tây nam của ADIZ.[57] Ngoài ra, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại các khu vực vây quanh Đài Loan từ ngày 4 tháng 8, kết thúc vào ngày 7 tháng 8.[58] Đài Loan đưa tin rằng 11 tên lửa đạn đạo Đông Phong của Trung Quốc đã được bắn vào ngày 4 tháng 8, trong khi Nhật Bản đưa tin rằng 9 tên lửa đạn đạo đã được bắn và năm tên lửa trong số đó đã rơi vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, cách Quần đảo Yaeyama về phía tây nam.[59] Theo như Bộ Quốc phòng Nhật, đây là lần đầu tiên một tên lửa đạn đạo do Trung Quốc phóng rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật; Bộ đã phản đối ngoại giao chính thức với Bắc Kinh sau vụ việc bị coi là đã vi phạm pháp này.[60][61]

Tờ báo The New York Times đưa tin rằng nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc bày tỏ sự bực bội vì các quan chức chính phủ đã đưa ra những lời đe dọa quân sự nghiêm trọng nhưng lại không làm theo.[62] Đáp lại những lời chỉ trích này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh sau đó đã kêu gọi người dân hãy là "những người yêu nước phải lẽ" và tin tưởng Bắc Kinh.[63] Các quan chức chính phủ Trung Quốc sau đó đã cố gắng xoa dịu sự thất vọng của công chúng, tuyên bố rằng phản ứng của chính phủ đã được cân chỉnh cẩn thận.[64] Tương tự, người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc Hồ Tích Tiến đã đưa ra một dòng tweet trong đó ông kêu gọi Không quân Trung Quốc bắn hạ máy bay chở Pelosi trong khi Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã kêu gọi cải tạo người dân Đài Loan nếu như Trung Quốc thống nhất với Đài Loan trên một chương trình truyền hình của Pháp.[65][66] Tài khoản Twitter của Hồ đã tạm thời bị đình chỉ vì vi phạm quy tắc bình luận của nền tảng này trong khi nhận xét của Lư bị giới chức Mỹ và châu Âu lên án.[65][67]

Sau đó, Trung Quốc thông báo thêm những bài tập trận quân sự "thường xuyên" vào ngày 7 tháng 8, dự kiến ở vùng Biển Hoàng HảiBiển Bột Hải, lần lượt cho đến hết ngày 15 tháng 8 và 8 tháng 9.[8][9] Trung Quốc cuối cùng tuyên bố kết thúc sớm những cuộc tập trận mới này vào ngày 10 tháng 8, 2022, nhưng cũng tuyên bố rằng nó sẽ thường xuyên tuần tra Eo biển Đài Loan.[10][11]

Biện pháp trừng phạt

Vào ngày 1 tháng 8, trước chuyến thăm của bà Pelosi, Trung Quốc đã cấm các lô hàng từ hơn 100 nhà xuất khẩu thực phẩm của Đài Loan.[68]

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Đài Loan (có hiệu lực từ ngày 3 tháng 8 năm 2022) bằng cách đình chỉ xuất khẩu các vật liệu tự nhiên như cát[69] đến Đài Loan và cấm nhập khẩu các sản phẩm từ Đài Loan như trái cây hoặc cá.[70]

Vào ngày 5 tháng 8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Pelosi và gia đình thân cận của bà (bao gồm chồng, anh chị em, bố mẹ và con cái) sau chuyến thăm của bà tới Đài Loan. Hiện vẫn chưa rõ các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với Pelosi là gì.[71][72][73] Bộ Ngoại giao cũng đình chỉ các kênh hợp tác với Mỹ về một số khía cạnh, bao gồm đối thoại giữa các nhà lãnh đạo quân sự, hỗ trợ tư pháp–hình sự, chống tội phạm xuyên quốc gia và các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu.[74][75] Cùng ngày, Bộ đã chính thức phản đối ngoại giao những lời nhận xét liên quan đến Đài Loan của các Bộ trưởng G7 và Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU.[76]

Hoa Kỳ

Tổng thống Joe Biden ban đầu đã cảnh báo phải thận trọng trước chuyến đi vào ngày 20 tháng 7 năm 2022, nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã đánh giá rằng "[chuyến đi] không phải là một ý tưởng tốt vào thời điểm bây giờ".[77] Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 8, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói rằng Pelosi có quyền đến thăm Đài Loan, đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ không bị đe dọa bởi sự leo thang được dự kiến trước của Trung Quốc để trả đũa lại chuyến thăm này.[78]

Nhà Trắng hôm 4 tháng 8 thông báo rằng Lầu Năm Góc đã chỉ đạo tàu sân bay USS Ronald Reagan ở nguyên khu vực gần Đài Loan "để theo dõi tình hình" khi Trung Quốc phóng tên lửa trong khu vực. Hơn nữa, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói rằng Mỹ đã trì hoãn kế hoạch phóng thử tên lửa liên lục địa Minuteman III để tránh gia tăng căng thẳng.[79] Mỹ cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ để phản đối hành động quân sự của Trung Quốc sau chuyến thăm của Pelosi.[80] Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa ra lời tuyên bố này:

Không có cớ biện minh nào cho phản ứng quân sự cực đoan, bất cân xứng và mang tính leo thang này. Tôi xin nói lại rằng không có gì thay đổi về chính sách “một Trung Quốc” của chúng tôi, được điều hướng bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Ba Thông cáo và Sáu điều Bảo đảm. Chúng tôi không muốn thay đổi đơn phương đối với hiện trạng từ bất kỳ phía nào. Chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập. Chúng tôi mong muốn những mối khác biệt xuyên eo biển sẽ được giải quyết một cách hòa bình, không qua cưỡng chế hay vũ lực.[81][82]

Tại Mỹ, các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thể hiện sự ủng hộ hiếm thấy đối với Pelosi. Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, Mitch McConnell, cùng với 25 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chuyến đi của bà Pelosi tới Đài Loan. Để biện minh cho sự ủng hộ của họ, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa gọi chuyến đi là "phù hợp với chính sách Một Trung Quốc của Hoa Kỳ".[83] Mặc dù Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz vắng mặt trong tuyên bố chung,[84] ông đã ca ngợi chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi, đồng thời chỉ trích việc Biden thiếu vắng ủng hộ dành cho Pelosi.[85] Tương tự, các Thượng nghị sĩ Rick Scott[86]Lindsey Graham[87] cũng bày tỏ sự tán thành tương tự đối với chuyến thăm, mặc dù họ vắng mặt trong tuyên bố chung.

Quốc tế

Tổ chức liên chính phủ

Một số tổ chức liên chính phủ đã có phản ứng đối với chuyến thăm và tập trận quân sự của Trung Quốc.

  •  ASEAN – Trong một cuộc họp giữa 27 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, ASEAN cảnh báo những mối căng thẳng này có thể dẫn đến "xung đột mở và hậu quả khôn lường", và kêu gọi kiềm chế đến mức tối đa.[88][89]
  •  Liên minh Châu Âu – một người phát ngôn của Liên minh Châu Âu nhấn mạnh "Chính sách Một Trung Quốc rõ ràng" của Khối Liên minh, đồng thời cam kết "quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ với Đài Loan".[90] Vào ngày 4 tháng 8, đại diện chính sách đối ngoại của EU công bố một tuyên bố chung do G7 đưa ra để lên án phản ứng của Trung Quốc trước chuyến thăm của Pelosi.[91]
  • G7 – Nhóm đã đưa ra một tuyên bố chung mô tả các cuộc tập trận và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Đài Loan là không cần thiết, gây leo thang và mang tính đe dọa. Tuyên bố nói thêm rằng phản ứng của Trung Quốc có nguy cơ gây mất ổn định khu vực và là bất cân đối đối với những hoạt động và thông lệ đi du lịch quốc tế bình thường của các nhà lập pháp từ các nước G7.[91]

Quốc gia

  •  Úc – Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết "Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng."[90] Úc cũng đưa ra một tuyên bố chung cùng với Mỹ và Nhật thúc giục Trung Quốc kết thúc ngay lập thức những bài diễn tập quân sự của nó.[92]
  •  Pháp – Ngoại trưởng Catherine Colonna nói rằng Trung Quốc không nên sử dụng chuyến thăm của Pelosi làm cớ giả để áp dụng những biện pháp có thể kích động căng thẳng.[93]
  •  Đức – Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock nói, "Chúng tôi không chấp nhận khi luật pháp quốc tế bị phá vỡ và một nước láng giềng lớn hơn xâm lược nước láng giềng nhỏ hơn—vi phạm luật pháp quốc tế—và tất nhiên, điều này cũng áp dụng đối với Trung Quốc."[94]
  •  IranNasser Kanaani, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, đã chỉ trích chuyến thăm của Pelosi và nhắc lại sự ủng hộ của Iran đối với chính sách "Một Trung Quốc".[95]
  •  Nhật Bản – Sau khi gặp Pelosi, Thủ tướng Kishida Fumio mô tả các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc là "một vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh của đất nước chúng tôi và sự an toàn của người dân chúng tôi" và rằng "các hành động của Trung Quốc lần này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh của khu vực và cộng đồng quốc tế, và chúng tôi kêu gọi dừng lại ngay lập tức các cuộc tập trận." Ông nói thêm rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ làm việc cùng nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan.[96][97]
  •  Litva – Bộ trưởng Ngoại giao Gabrielius Landsbergis ca ngợi chuyến thăm qua nền tảng Twitter, "Diễn giả [Chủ tịch] Pelosi đã mở cánh cửa đến với Đài Loan rộng hơn rất nhiều, tôi chắc chắn rằng những người bảo vệ tự do và dân chủ khác sẽ đi qua rất sớm thôi."[98]
  •  New Zealand – Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói "Đối thoại và ngoại giao là những gì chúng ta cần trong những thời điểm căng thẳng này."[90]
  •  Bắc Triều Tiên – Thông tấn xã do nhà nước kiểm soát KCNA đã chỉ trích cái mà họ gọi là "sự can thiệp thiếu thận trọng" của Mỹ vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết họ “lên án kịch liệt” sự can thiệp của bất kỳ thế lực bên ngoài nào vào vấn đề Đài Loan và “hoàn toàn ủng hộ” Trung Quốc.[90]
  •  Pakistan – Văn phòng Đối ngoại Pakistan nói rằng "Pakistan quan ngại sâu sắc về tình hình đang diễn ra ở Eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định khu vực" và rằng nước này "tuân theo" nguyên tắc Một Trung Quốc.[99]
  •  Nga – Nga gọi chuyến thăm là một “hành động khiêu khích rõ ràng, phù hợp với chính sách gây hấn của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Trung Quốc một cách toàn diện”. Chính phủ này nói thêm rằng Bắc Kinh “có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình liên quan đến vấn đề Đài Loan”.[90][100]
  •  Singapore – Một tuyên bố do Bộ Ngoại giao đưa ra sau một cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu: "Singapore có một chính sách 'một Trung Quốc' rõ ràng và nhất quán và phản đối Đài Loan độc lập và bất kỳ động thái đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng."[101]
  •  Hàn Quốc – Một quan chức từ văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết, "Lập trường của chính phủ chúng tôi là duy trì giao tiếp chặt chẽ với các bên liên quan ... trên cơ sở rằng hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua đối thoại và hợp tác là rất quan trọng".[90]
  •  Vương quốc Anh – Ngoại trưởng Liz Truss đã chỉ trích phản ứng "gây kích động" của Trung Quốc đối với chuyến thăm của Pelosi, và nói rằng các cuộc gặp của Pelosi với các nhà hoạt động quyền con người là "hoàn toàn hợp lý".[102]
  •  Việt Nam – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng: "Việt Nam mong muốn các bên liên quan kiềm chế, không làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới."[103]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuyến_thăm_Đài_Loan_năm_2022_của_Nancy_Pelosi http://www.mofcom.gov.cn/article/syxwfb/202208/202... //www.worldcat.org/issn/0190-8286 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.foreignminister.gov.au/minister/penny-... https://www.abc.net.au/news/2022-08-03/us-house-sp... https://www.chinadaily.com.cn/a/202208/03/WS62e97a... https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510... https://www.mfa.gov.cn/wjbxw_new/202208/t20220805_... https://www.mfa.gov.cn/zyxw/202208/t20220805_10735... https://www.al-monitor.com/originals/2022/08/syria...